Đau đầu là một triệu chứng phổ biến trong các trường hợp COVID-19, biểu hiện ở 10-70% ca bệnh.
Đau đầu có thể kéo dài trong suốt thời gian bị nhiễm COVID-19; tuy nhiên, đau đầu có thể vẫn xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng ngay cả khi xét nghiệm COVID-19 âm tính. Bà bầu cũng không ngoại lệ, khi bà bầu COVID hoặc sau khi xét nghiệm âm tính (Hậu COVID) có thể cũng sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu. Hãy cùng Trung tâm can thiệp bào thai – Bệnh viện phụ sản Hà Nội tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị nhé!
??? Xem thêm: Khám hậu covid cho mẹ bầu và các mẹ sau sinh
Contents
Nguyên nhân nào gây đau đầu khi bị Covid
Một số cơ chế đã được đề xuất về cơ chế gây đau đầu trong COVID-19 chẳng hạn như sự hoạt hóa của hệ thống dây thần kinh sinh ba do tác động trực tiếp của virus gây phản ứng đau
Bệnh nhân COVID-19 bị đau đầu có những cơn đau đầu dữ dội và thường xuyên hơn khi kết hợp với sốt và mất nước
Một cơ chế không đặc hiệu khác cũng đáng nói là tình trạng thiếu oxy có thể dẫn đến giãn mạch não và do đó gây đau đầu
Hoặc cơ chế gián tiếp gây ra bởi hệ thống gây viêm (cơn bão cytokine), tăng đông máu, tắc mạch máu cũng gây đau đầu
Trong một số trường hợp hiếm hoi, mọi người có thể bị bội nhiễm các loại virus khác sau khi mắc COVID 19 gây viêm màng não, hoặc viêm não và tủy sống, biểu hiện đau đầu (kèm triệu chứng sốt, cứng gáy, sợ ánh sáng…)
Bà bầu thiếu máu cũng tăng nguy cơ đau đầu
Làm thế nào để giảm đau đầu ở bà bầu khi bị và hậu Covid
- Uống đủ nước
- Ngủ đủ giấc
- Hít thở không khí trong lành.
- Thực hiện các động tác kéo giãn cổ nhẹ nhàng cũng sẽ giúp thả lỏng cơ cổ và giúp tăng cường tuần hoàn lên não giúp giảm đau
- Uống viên sắt nếu có xét nghiệm bị thiếu máu do thiếu sắt
- Nếu có biểu hiện viêm xoang thì việc rửa mũi có thể hữu ích.
- Uống thuốc giảm đau như Paraceramol.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Nếu thực hiện các cách trên mà cơn đau đầu của bạn không giảm thì hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.